Chú thích Chùa_Khải_Tường

  1. Theo Huỳnh Ngọc Trảng ("Những ngôi cổ tự biến mất", tr. 78), thì "chùa Khải Tường ở địa điểm mà nay là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (góc Võ Văn Tần - Lê Quý Đôn)". Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 216) và Sơn Nam (Bến Nghé xưa, tr. 57) ghi tương tự. Tuy nhiên, theo bản đồ của Fauvre (người Pháp) thì ngôi chùa nằm gọn trong khuôn viên trường Chasseloup Laubat (tức trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Xem thêm ý kiến của Trần Nhật Vy ở bên dưới.
  2. Căn cứ bài viết "Kiến trúc các ngôi chùa xưa và nay" của Nguyễn Quảng Tuân, in trong sách Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài gòn-TP. Hồ Chí Minh, tr. 114.
  3. Thiền Hòa tử Huệ Chí, "Buổi đầu của Phật giáo Gia Định-Sài Gòn", in trong Hội thảo, tr. 77.
  4. Kể theo Thiền sư Việt Nam, tr. 469. Trong sách "Hội thảo", có ít nhất ba tác giả đều cho rằng: "Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc chính là người lập ra chùa Từ Ân", đó là PTS. Trần Hồng Liên (tr. 107), Thiền Hòa tử Huệ Chí (tr. 59), Nguyễn Quảng Tuân (tr. 114). Trong Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức (tr. 268) cũng cho biết như vậy. Tuy nhiên, theo bài viết "Những ngôi cổ tự đã biến mất", thì chùa Khải Tường do Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc khai sơn khoảng năm Giáp Ngọ 1744, còn chùa Từ Ân do một nhà sư vô danh tạo lập vào khoảng năm Nhâm Thìn (1752). Thông tin liên quan: theo sách Đại Nam nhất thống chí (phần Lục tỉnh Nam Việt) của triều Nguyễn, thì chùa Từ Ân được dựng vào năm Gia Long nguyên niên (1802). Tương tự, trong Đại Nam thực lục (chính biên, đệ nhị kỷ) cũng ghi đại để là chùa Khải Tường được nhà vua Minh Mạng sai dựng vào năm Nhâm Thìn (1832). Trần Hồng Liên giải thích "có lẽ do sử thần nhầm lẫn giữa việc lập chùa và trùng tu chùa mà ra" ("Hội thảo", tr. 108).
  5. Huỳnh Ngọc Trảng (Hội thảo", tr. 78).
  6. Theo sử gia Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (quyển 2, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr. 152). Học giả Vương Hồng Sển trong "Sài Gòn năm xưa" cũng đã cho biết theo dật sử thì Hoàng tử Đảm đã sanh nơi hậu liêu chùa Khải Tường vào năm Tân Hợi (1791) giữa cơn tị nạn binh Tây Sơn.
  7. Xem chi tiết trong Đại Nam thực lục (chính biên, đệ nhị kỷ). Bản dịch của Viện sử học (tập 11), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1962, tr. 173-174.
  8. Nguyên Thanh, Thành phố bất khuất, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, tr. 133.
  9. Léopold Pallu (1828-1891), sinh ở Saintes, miền Trung nước Pháp. Năm 1861, ông làm sĩ quan tùy viên tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner. Chính ông là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến đánh vào Đại đồn Chí Hòa, và vài trận đánh chiếm lớn nhỏ khác lúc bấy giờ ở Nam Kỳ. Tác phẩm Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861 của ông được nhiều nhà nghiên cứu sử khen là "ghi chép cẩn thận và chi tiết". Ông về Pháp năm 1884, rồi về hưu năm 1890 với cấp bậc Phó Đề đốc Hải quân. (Theo Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961 tức "Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861", do nhà xuất bản Hachette in tại Pháp năm 1864. Bản dịch của Hoang Phong. Nhà xuất bản Phương Đông, 2008, phần phụ lục, tr.330).
  10. Léopold Pallu, Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861, tr.63.
  11. Theo Sơn Nam, Bến Nghé xưa (tr. 58). Thông tin liên quan: Trong bài "130 năm thăng trầm chữ Việt" trên báo Tuổi Trẻ (truy cập ngày thứ Năm, 22/12/2011), tác giả Trần Nhật Vy có viết: "Đến cuối năm 1870, chính quyền địa phương không muốn lệ thuộc vào giáo hội nữa, muốn tự tuyển chọn và đào tạo giáo viên hệ thống giáo dục phi tôn giáo được triển khai. Ngày 10 tháng 7 năm 1871, Dupré ra ba quyết định quan trọng. Đó là thành lập trường sư phạm thuộc địa, một trường tiểu học và thành lập một ủy ban có nhiệm vụ soạn chương trình học và sách cho giáo viên....Sau đó, chùa Barbet được giao cho trường làm cơ sở...Có lẽ vì vậy mà trường được gọi là Trường Khải Tường. Gia Định báo ngày 15 tháng 12 năm 1874 có đăng danh sách 84 học sinh của trường đã tốt nghiệp và được bổ làm thông ngôn các nơi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khuôn viên chùa ngày nay là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Theo chúng tôi, khuôn viên chùa ngày xưa có lẽ phải lớn hơn nhiều. Và Trường Khải Tường có thể đặt ở một góc của chùa, nền của trường này từ năm 1874-1877 đã xây dựng thành ngôi trường đầu tiên của Sài Gòn: trường Chasseloup Laubat (tức trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) .
  12. Theo Thích nữ Như Lộc, năm 1836, chùa Khải Tường được phong làm "Quốc ân" (Hội thảo, tr. 93). Tuy nhiên, tấm hoành phi "Quốc ân Khải Tường tự" hiện còn lưu giữ tại chùa Từ Ân (mới) lại ghi là năm Quý Mão (1843), dưới triều vua Thiệu Trị. Có thể đây là khắc cúng.
  13. Hai tác giả người Pháp là Le Vardier và De Maubryan ghi cô tên là Thị Ba, và họ đã kể lại mối tình éo le của cô gái trong tác phẩm Scènes de la vie Anamite - Khi Hoa (Nhà xuất bản P.Ollendorff, Paris, 1884).
  14. Scènes de la vie Anamite - Khi Hoa, Tri có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Tri và ông lãnh binh có tên là Nguyễn Văn Sất.
  15. Nơi Barbé chết, có thể ở ngã ba Võ Văn Tần-Trần Quốc Thảo, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Và theo Scènes de la vie Anamite - Khi Hoa thì một hôm nọ có một người Việt, đến đồn tìm Barbé báo tin Thị Ba đang lâm bệnh nặng và hiện đang nằm tại một ngồi chùa gần đó. Nghe vậy, Barbé lập tức đến thăm, nhưng đi được một quãng thì bị giết chết.
  16. Theo Scènes de la vie Anamite - Khi Hoa, thì Lãnh binh Sất và Thị Ba đều chết vì đạn, khi quân Pháp tấn công vào bản doanh của nghĩa quân.